Chú thích Cuộc_nổi_dậy_Lâm_Sâm

  1. Lâm Sâm hay Lâm Sum, Sa Sâm, Sa Som...đều là do người Kinh gọi. Người Khmer gọi ông là Xà Na Xom, hoặc Xà Xôm (tức viên tướng tên Xom). Còn trong tài liệu của Pháp thì ghi ông là Dô Sâm. Hiện nay, chưa rõ quê quán ông ở đâu, có thuyết nói là Ba Xuyên (Sóc Trăng), có thuyết nói là Tây Ninh.
  2. Nguồn: Quốc triều sử toát yếu, quyển 4: Thiệu Trị, tr. 308 và 313.
  3. Nhà văn Sơn Nam giải thích thêm:Chánh sách của vua Minh Mạng đối với người Miên (luôn cả người Lào, người Mường...) là "nhứt thị đồng nhơn" (xem tất cả cùng là người), nghe qua thì như là dân chủ, nhưng thực chất là muốn bắt buộc các sắc dân phải theo luân lý, theo cách tổ chức thôn xóm, cúng tế của Việt Nam và Tàu, lại buộc họ phải lấy họ, như họ Sơn, Thạch, Kim, Kiên...(Lịch sử khẩn hoang miền Nam, tr. 85). Còn GS. Văn Tạo gọi đây là một "âm mưu đồng hóa" (xem chi tiết trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử: Chuyên đề về nhà Nguyễn, số 271, 1993, tr. 2-5). Trong Monographie de la province de Tra Vinh [Sài Gòn, 1905], một tác giả người Pháp cũng đã viết rằng: Người Việt và người Khmer sống thuận hòa với nhau trong một thời gian dài. Nhưng từ đời Minh Mạng (1820), triều Nguyễn ép người Khmer bỏ phong tục, tập quán của mình để theo luật An Nam, và đó là nguyên nhân chính của hàng loạt cuộc nổi dậy đẫm máu, làm rối loạn cả vùng. (Nguyễn Phan Quang dẫn lại, tr. 152).
  4. Việt Nam thế kỷ 19, tr. 152 và 156.
  5. Nguyễn Phan Quang dẫn lại, tr. 152.
  6. Sơn Nam cho biết trong đám loạn quân đầu thú, có cả người Việt và người Tàu. Phải chăng là những người trước kia theo Lê Văn Khôi nay trốn tránh? (Lịch sử khẩn hoang miền Nam, tr.90)
  7. Lịch sử khẩn hoang miền Nam, tr. 89. Sách Đại Nam thực lục chép tương tự: (Lâm Sâm) lợi dụng tín ngưỡng trong nhân dân, mặc áo đạo sĩ, tay cầm phướn tà thuật, tự nói là có thể làm phép để giúp việc chinh chiến (tập 23, tr.189).
  8. Vị trí đồn Nguyệt Lãng, nay thuộc xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Hiện còn tên ấp Nguyệt Lãng nằm trên đường Vĩnh Long-Trà Vinh, cách thị xã Trà Vinh khoảng 13 km.
  9. Lò Ngò (Đại Nam thực lục chép là Lò Ngâu) phiên âm từ tiếng Khmer "Choòng Ngò" (choòng: ở cuối, ngò: cong), có nghĩa là giồng đất ở cuối con rạch có hình cong. Lò Ngò, nay thuộc xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
  10. Ô Đùng phiên âm từ tiếng Khmer "Phô Đôhm" (Đại Nam thực lục chép là Nô Động). Ô Đùng giáp với Lò Ngò. Hiện nay vẫn còn sóc Ô Đùng, nghĩa là giồng đất có nhiều cây dừa.
  11. Đại Nam thực lục (tập 23, tr. 201) chép: Ấn triện và bài ngà (của hai ông) đều bị bọn giặc cướp cả. Hiện nay ở xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần có đền thờ Bố chánh Trần Trung Tiên.
  12. Tấn: từ dùng để gọi đồn lính canh phòng nơi cửa sông hay cửa biển.
  13. Giồng Sang là giồng đất ở Bãi Sang, nằm sát mé sông Cổ Chiên, trên đường đi qua xã Bình Phú, cách thành phố Trà Vinh khoảng 7 km.
  14. Các sách dùng để tham khảo đều không ghi con số quân Nguyễn tham dự cuộc trấn áp.
  15. Kiều Mậu Oánh, Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện. Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa cho dịch và ấn hành (Sài Gòn, 1963, tr. 85).
  16. Kỷ La tức Ỷ La chép trong Đại Nam thực lục, nay thuộc xã Vĩnh Lợi Thượng, cách thành phố Trà Vinh khoảng 9 km.
  17. Ba Xao, tức Bãi Sao chép theo Đại Nam thực lục. Hiện còn ấp Bãi Sao ở huyện Trà Cú (Trà Vinh).
  18. Quốc triều sử toát yếu, quyển 4: Thiệu Trị, tr. 313.
  19. Chép theo Việt Nam thế kỷ 19 (tr. 155).
  20. Quốc triều sử toát yếu, quyển 4: Thiệu Trị, tr. 314.
  21. Nhận định này căn cứ theo Việt Nam thế kỷ 19 (tr. 155). Có tham khảo thêm Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I), tr. 464.